Trong xã hội hiện đại ngày nay, có những ngành nghề yêu cầu người lao động phải làm việc trên cao như ngành điện lực, tiếp viên hàng không, phi công, lính không quân… Nếu không tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động khi làm việc ở độ cao, có thể dẫn đến những tai nạn không mong muốn. Để đảm bảo an toàn cho người lao động thì có những quy định làm việc trên cao nào? Hãy cùng Cầu trục Thới An tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Những ai được làm việc trên cao?
Những người làm việc trên cao là những người đã trải qua quá trình đào tạo về an toàn trên cao và được cấp thẻ thẻ an toàn, đồng thời đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về sức khỏe khi thực hiện công việc tại độ cao.
Hàng năm, họ phải tham gia các buổi đào tạo định kỳ và hoàn thành các bài kiểm tra trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào ở độ cao.
Trong suốt quá trình làm việc, sức khỏe cần phải được đảm bảo tốt, huyết áp bình thường và không sử dụng các chất kích thích như bia và rượu.
Khi làm việc trên cao, người lao động phải đeo đầy đủ trang thiết bị an toàn bao gồm dây an toàn 2 móc toàn thân, áo phản quang, giày và nón bảo hộ. Ngoài ra, họ cũng cần buộc chặt ống quần để tránh vướng víu gây nguy hiểm.
Người làm việc trên cao có quyền từ chối làm việc nếu phát hiện điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn.
Các quy định an toàn khi làm việc trên cao
- Trên 18 tuổi
- Giấy khám sức khỏe phải được cấp bởi các cơ sở y tế và việc kiểm tra sức khỏe định kỳ phải thực hiện hàng 6 tháng 1 lần. Những phụ nữ đang mang thai, người mắc các bệnh về tim, huyết áp, tai điếc hoặc mắt kém không được phép tham gia làm việc trong môi trường trên cao.
- Người lao động phải tham gia huấn luyện định kỳ và cấp thẻ theo ngành nghề lao động của mình.
- Người lao động phải được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo vệ khi tham gia công việc, bao gồm dây an toàn, quần áo, giày, mũ và các vật dụng khác. Việc sử dụng đầy đủ và đúng cách các thiết bị an toàn là bắt buộc.
- Di chuyển vị trí làm việc phải tuân thủ theo đúng quy định. Nghiêm cấm việc leo treo lên xuống, di chuyển trên đỉnh tường, dàn mái và các công trình đang trong quá trình thi công.
- Không nên mang những vật nặng cồng kềnh khi di chuyển trên cầu thang.
- Không đi dép lê hoặc bất kỳ loại giày nào có đế trơn trượt.
- Cấm sử dụng rượu, bia, hút thuốc hay các chất kích thích khác trước và trong quá trình làm việc.
- Trong điều kiện mưa to, trời tối hoặc có gió mạnh từ cấp 5 trở lên, không được thực hiện công việc trên giàn giáo cao, ống khói, đài tháp, cột tháp, mái nhà có hai tầng trở lên…
Các yêu cầu về phương tiện làm việc trên cao
An toàn khi làm việc trên giàn giáo
Khi làm việc trên cao, người ta thường sử dụng thang và giàn giáo. Giàn giáo sẽ được sử dụng khi nơi có độ cao lớn và không có điểm tựa. Mặc dù việc sử dụng giàn giáo có thể mang lại độ an toàn hơn, nhưng vẫn cần tuân theo một số nguyên tắc an toàn lao động khi làm việc trên cao.
- Các bộ phận riêng lẻ của giàn giáo như cột, khung, đà ngang, giằng liên kết… phải ổn định và đủ độ cứng cáp.
- Sàn làm việc cần đảm bảo ổn định, không trơn trượt và khe hở không được lớn hơn 1cm.
- Lan can an toàn phải có chiều cao ít nhất 1m so với bề mặt sàn và phải được trang bị hai thanh ngang.
- Giàn giáo cao cần lắp đặt hệ thống chống sét riêng.
- Chọn những loại giàn giáo theo đúng bản vẽ hướng dẫn thi công công trình. Lựa chọn loại giáo phù hợp với công việc và đảm bảo chất liệu giàn giáo là tốt nhất. Tránh đặt giàn giáo dưới đường dây điện hoặc trên cùng một phương thẳng đứng.
An toàn làm việc với dây đai an toàn
Một nguyên tắc an toàn lao động khác cần phải áp dụng là sử dụng dây đai an toàn. Việc này không chỉ nhanh chóng mà còn tiết kiệm chi phí khi thực hiện các công việc trên cao. Do đó, cần phải thường xuyên kiểm tra dây đai để phát hiện các dấu hiệu của việc đứt, sờn cũng như kiểm tra liên kết và móc treo.
Có 1 lưu ý là: Sử dụng dây đai chỉ khi thực hiện công việc ở độ cao dưới 6m. Đảm bảo rằng phần móc của dây đai chắc chắn và đặt ngay tại vị trí làm việc.
An toàn làm việc trên thang nhôm
Khi thực hiện công việc trên thang nhôm, bạn cũng cần chú ý đến các biện pháp an toàn sau đây:
- Khi dựng thang, hãy đảm bảo tỷ lệ 1-4, có nghĩa là chiều rộng của thang là 1 phần và chiều cao của thang là 4 phần.
- Không đứng trên bậc thang trên cùng và nếu chiều cao của thang không đáp ứng, không được vươn lên để thực hiện công việc để tránh mất thăng bằng và nguy cơ xảy ra sự cố.
- Khi di chuyển lên hoặc xuống, hãy quay mặt vào phía trong thang và nắm tay vào thanh dọc, không nên nắm lên thanh nắm ngang.
- Đối với môi trường có nhiều dây điện xung quanh, nên ưu tiên sử dụng thang cách điện để đảm bảo an toàn tối đa.
- Sau khi đã sử dụng thang trong một khoảng thời gian, nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, hãy kiểm tra để có thể sửa chữa kịp thời hoặc thay thế nếu cần thiết.
Với những thông tin chia sẻ về các quy định về làm việc trên cao, hy vọng rằng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện công việc của mình.
Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi cung cấp palang, cầu trục, cổng trục chắc chắn và chất lượng, hãy liên hệ ngay với Cầu Trục Thới An. Sản phẩm của chúng tôi với chất lượng cao và sản xuất bằng công nghệ hiện đại nhất, là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp, nhà xưởng và nhà máy.