Hiện nay tại Việt Nam, bên cạnh ngành công nghệ thì công nghiệp nặng cũng giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đời sống xã hội. Đặc biệt, ngành này cũng có đóng góp lớn để nước ta có thể phát triển và cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Vậy công nghiệp nặng là gì? Công nghiệp nhẹ gồm những ngành nào? Cùng Cầu Trục Thới An tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Công nghiệp nặng là gì?
Công nghiệp nặng là lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều tư bản, đối ngược với công nghiệp nhẹ là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động. Công nghiệp nặng không dễ dàng tái phân bố như công nghiệp nhẹ vì nhiều tác động đến môi trường và chi phí đầu tư nhiều hơn.
Nói đơn giản hơn, công nghiệp nặng là sự kết hợp giữa máy móc và thiết bị kỹ thuật thay cho sản xuất thủ công. Sản phẩm của công nghiệp nặng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau.
Đặc điểm của công nghiệp nặng
Các ngành công nghiệp nặng đều có những đặc điểm chung như sau:
- Quy trình hoạt động của công nghiệp nặng thường ở mức độ cơ giới hoá cao và lao động có chuyên môn.
- Tác động nhiều tới môi trường, tiêu thụ năng lượng hạn ngạch lớn.
- Thực hiện đa dạng công việc, cho phép tách nguyên liệu thô khỏi các yếu tố tự nhiên xung quanh nó.
- Thay đổi nguyên liệu khô thành hoạt chất có ích bằng quy trình vật lý hoặc hoá học: nấu chảy, hoá lỏng, đông lạnh…
- Sản phẩm công nghiệp nặng thường bán cho khách hàng công nghiệp hơn là người tiêu dùng.
Vai trò của công nghiệp nặng đối với nền kinh tế
Các ngành công nghiệp nặng đóng một vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam.
- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Cung cấp nguyên liệu sản xuất cho các ngành khác nhau.
- Thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và các ngành khác.
- Thay đổi phương pháp quản lý, cải thiện hiệu quả kinh tế
- Tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cá nhân và doanh nghiệp
- Góp phần tích lũy và đóng góp cho sự phát triển kinh tế quốc gia.
Công nghiệp nặng gồm những ngành nào?
Đa số các ngành công nghiệp nặng ở Việt Nam thường tập trung tại các khu công nghệ cao. Hiện nay, Việt Nam đang tập trung phát triển và đầu tư 6 ngành công nghiệp nặng.
Luyện kim
Luyện kim là một trong những ngành công nghiệp nặng, nhiệm vụ chính của ngành này là nghiên cứu tính chất của các nguyên tố kim loại và hợp kim liên quan, từ đó sản xuất ra các vật liệu kim loại.
Nghiên cứu các thành phần của kim loại là 1 phần quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và nhà sản xuất. Tại Việt Nam, ngành luyện kim đen đang phát triển.
Khai thác than
Khai thác than là một ngành công nghiệp nặng có lịch sử phát triển lâu dài, gần 180 năm. Các ngành công nghiệp như sản xuất thép và xi măng thường sử dụng than làm nguồn nhiên liệu để khai thác sắt từ quặng và sản xuất xi măng.
Hiện nay ở Việt Nam, hình thức khai thác than gồm 2 dạng chính là hầm lò và lộ thiên. Than Anthracite được khai thác nhiều nhất, tới 90% trữ lượng than của cả nước. Các khu vực tập trung khai thác than chủ yếu nằm ở Quảng Ninh, đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Sản xuất phân bón
Trong những năm gần đây, ngành sản xuất phân bón đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia. Đây là một ngành nghề có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và bảo đảm an ninh lương thực.
Càng ngày càng có nhiều nhà máy sản xuất phân bón ra đời và mở rộng quy mô. Các doanh nghiệp này đặt sự chú trọng vào đầu tư trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường nguồn cung. Các sản phẩm được cung cấp chủ yếu là phân lân, phân đạm, phân NPK…
Cơ khí
Cơ khí đang là một trong các ngành công nghiệp nặng phát triển mạnh mẽ tại nước ta. Nó đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp khác. Công nghiệp cơ khí cung cấp các trang thiết bị cho ngành chế biến nông sản, giao thông vận tải, an ninh quốc phòng.
Ngành cơ khí tại nước ta tập trung chủ yếu vào 3 phân ngành chính, chiếm gần 70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí: Cơ khí gia dụng và dụng cụ; xe máy và phụ tùng, linh kiện xe máy; ô tô và phụ tùng ô tô.
Điện tử – tin học
Điện tử – tin học chiếm 17,8% toàn ngành công nghiệp. Đây là một hướng đi để Việt Nam dễ dàng tiếp cận và hội nhập với các quốc gia phát triển trên thế giới. Đây có thể trở thành ngành công nghiệp nặng mũi nhọn của nhiều quốc gia trong tương lai.
Công nghiệp năng lượng
Ngành công nghiệp năng lượng là sự kết hợp giữa công nghiệp khai thác than, khai thác dầu khí và điện lực. Đây là một trong những ngành công nghiệp nặng quan trọng của Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Các sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng thường được ứng dụng chủ yếu trong các hoạt động của các lĩnh vực công nghiệp khác như cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng.
Cầu Trục Thới An chuyên cung cấp palang – cầu trục để phục vụ hoạt động nâng hạ các mặt hàng công nghiệp nặng giúp cho quá trình được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực. Liên hệ ngay hotline để được tư vấn nhé!