Cấu tạo của cầu trục gầu ngoạm gồm 3 bộ phận chính là gầu ngoạm, cầu trục, palang. Đặc điểm nổi bật nhất của thiết bị này là bộ phận gầu ngoạm, được sử dụng để gắp và múc các loại vật liệu, nguyên liệu… trong nhà máy, nhà xưởng. Loại cầu trục này đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật, vì vậy đầu tư vào thiết bị này đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đối với quá trình sản xuất và tích hợp thiết bị với nhau.
Gầu ngoạm là gì?
Gầu ngoạm là một thiết bị phụ kiện đặc biệt, được sử dụng kết hợp với cầu trục, cổng trục. Gầu ngoạm được dùng để bốc xếp hàng hoá với cường độ cao mà vẫn đảm bảo được an toàn vì không cần nhiều lao động thủ công.
Cấu tạo và đặc điểm của gầu ngoạm
Gầu ngoạm cho cầu trục được thiết kế khá đơn giản, bao gồm các thành phần chính sau:
- Thân gầu
- Thanh giằng bên trái và bên phải
- Palang dẫn động
- Động cơ điều khiển gầu ngoạm
Đặc điểm của gầu ngoạm cầu trục:
- Thể tích 0,1 – 50 m³ và trọng lượng tới 30 tấn
- Gầu ngoạm có kết cấu đặc biệt, có lưỡi dao làm từ chất liệu đặc biệt, chống ăn mòn.
- Do các điểm trục gắp vô cùng quan trọng và cần phải hoạt động trong môi trường bụi bặm nên vòng bi được đặt trong bể dầu và bịt kín.
- Khả năng nâng và gắp có thể được thực hiện đồng thời.
- Việc mở và đóng hàm trong quá trình nâng giúp giảm thời gian chu trình và lực căng lên dây cáp.
- Thiết kế cứng cáp giảm tối đa rung động khi hàm được đóng và mở.
- Khởi động nhẹ nhàng và ổn định, ngay cả khi có tải trọng lớn.
Phân loại cầu trục gầu ngoạm
Gầu ngoạm sử dụng trong cầu trục được phân thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại có các đặc điểm và ứng dụng riêng phù hợp với mục đích sử dụng cụ thể. Tuy nhiên, hiện tại, hai loại cầu trục gầu ngoạm sau đây được sử dụng chủ yếu:
Gầu ngoạm cơ khí
Hoạt động của gầu ngoạm cơ khí không phụ thuộc vào trọng lượng của chính nó, nó có cơ cấu đóng mở gầu đơn giản. Cầu trục sử dụng gầu ngoạm cơ khí, cần có 2 tang cuốn để thực hiện nhiệm vụ nâng hạ và đóng mở.
Gầu ngoạm cơ khí thích hợp cho việc xử lý các vật liệu nhẹ như cát xây dựng, hạt ngũ cốc, than trong nhà máy nhiệt điện, xi măng và hóa chất. Ngoài ra, thiết bị này có khả năng tích hợp điều khiển từ xa, giúp việc nâng hạ hàng hóa trở nên hiệu quả và đơn giản hơn.
Gầu ngoạm thủy lực
Gầu ngoạm thủy lực được sản xuất từ thép HB400, có khả năng chịu mài mòn cao. Hoạt động của nó dựa trên cơ cấu đóng mở của động cơ thủy lực bơm dầu. Bên cạnh đó, thiết bị này còn tích hợp điều khiển từ xa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận hành và bảo dưỡng.
Gầu ngoạm thủy lực thường được sử dụng cho các công việc như nâng hạ trong chế biến gỗ, bốc dỡ sắt vụn và phế liệu tại cảng, cũng như trong ngành công nghiệp khai thác mỏ để bốc than, quặng, đá vôi và dùng để vớt rác trong các công trình thủy điện, múc bùn và nạo vét cửa sông.
Bộ phận chính của cầu trục gầu ngoạm
Cầu trục gầu ngoạm có 3 bộ phận chính là: Cầu trục (thường sử dụng dầm đôi), palang (1 hoặc 2 palang kết hợp) và gầu ngoạm.
Trong số các bộ phận, gầu ngoạm là một phần được chế tạo rất kỹ lưỡng và đặc biệt. Bộ phận này thường được sử dụng để thực hiện các thao tác như nâng, hạ và gắp một loạt các loại hàng hóa và nguyên vật liệu khác nhau.
Cơ chế hoạt động của cầu trục gầu ngoạm là khá phức tạp. Bộ phận gầu ngoạm phải được tích hợp một cách chính xác tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả cao trong quá trình làm việc. Thời gian gia công và lắp đặt của thiết bị này cũng kéo dài hơn so với các loại cầu trục thông thường, từ đó giá thành của nó cũng cao hơn.
Ứng dụng của gầu ngoạm cầu trục
Gầu ngoạm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
- Sử dụng trong các nhà máy xây dựng, mỏ than, cát để hoàn thành công việc lấy và nâng các vật liệu rời như đất đá, sỏi, cát, than bột…
- Sử dụng trong nhà máy gỗ để gắp khúc gỗ tròn
- Trong các nhà máy xử lý rơm để lấy các kiện rơm
- Sử dụng để gắp và phân loại phế liệu thép trong các nhà máy sản xuất thép
- Phân loại rác thải và chất thải lớn, bốc dỡ và xử lý tại các bãi xử lý chất thải.
- sử dụng để phân loại và tái chế ô tô tại các bãi tái chế ô tô, với các răng có thể thay thế và vật liệu thép chịu mài mòn, đảm bảo tuổi thọ lâu dài.