Để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro khi thực hiện lắp đặt cầu trục trên công trình, bạn cần hiểu một cách chi tiết quy trình lắp đặt tổ hợp cầu trục tại công trình. Hãy cùng Cầu Trục Thới An tìm hiểu kỹ hơn về các bước lắp đặt cầu trục.
Quy trình lắp đặt cầu trục
Chuẩn bị lắp đặt cầu trục
- Mặt bằng thi công: Mặt bằng cần đảm bảo rộng rãi và thông thoáng để tránh các tình huống không mong muốn như cháy nổ.
- Chuẩn bị vật tư: Vận chuyển đầy đủ các vật tư cầu trục đến vị trí thi công, bao gồm dầm chính, dầm biên và các hệ thống cấp điện phụ trợ…
- Dụng cụ và thiết bị: Xe nâng, xe cẩu và các máy móc phụ trợ tổ hợp như máy cắt, máy hàn, cờ lê, búa…
- Nhân lực: Cần có ít nhất 1 thợ điện, 1 thợ hàn cắt, 1 chuyên viên kỹ thuật có kinh nghiệm trong lắp đặt thiết bị nâng hạ và 1 người giám sát có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát công việc để đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt.
Lắp đặt ray cầu trục
Khoảng cách giữa hai đường ray chạy dọc của cầu trục chính là khẩu độ. Khi tiến hành lắp đặt 2 thanh ray cầu trục, phải đảm bảo rằng chúng phải được đặt song song với nhau để đảm bảo sự ổn định khi cầu trục hoạt động.
Tổ hợp dầm chính
Tổ hợp dầm đóng vai trò quan trọng trong quy trình lắp đặt cầu trục.
Bước 1: Cẩu 2 dầm biên về 2 đầu của dầm chính và sau đó sử dụng bu lông để gắn chặt dầm biên vào dầm chính.
Bước 2: Kiểm tra khẩu độ của dầm chính có khớp với khẩu độ đã xác định trên ray cầu trục chưa?
Bước 3: Kiểm tra độ vuông góc của dầm chính và dầm biên.
Lắp đặt palang vào dầm chính
Để lắp đặt palang vào dầm chính của cầu trục, bạn cần sử dụng cẩu tự hành để nâng khung cầu trục lên cao cách mặt đất khoảng 1m (đối với dầm đơn) và cố định palang vào dầm chính của cầu trục.
Sau đó, ta tiến hành gắn tủ điện di chuyển cho cầu trục vào dầm biên của cầu trục (có thể thực hiện sau khi đã đặt cầu trục lên ray). Cuối cùng, thực hiện việc lắp đặt động cơ và công tắc hành trình.
Đặt cầu trục trên ray
Sử dụng cẩu tự hành để nâng cầu trục lên vị trí cao hơn so với mặt ray và sau đó điều chỉnh cẩn thận để từ từ hạ cẩu, đảm bảo rằng bánh xe cầu trục nằm một cách chính xác trên ray.
Kết nối điện
Bước 1: Lắp đặt hệ thống cấp điện dọc cho cầu trục bằng cách sử dụng hệ thống cấp điện ray an toàn 3P, 4P…
Bước 2: Tiếp theo, lắp đặt hệ cấp điện ngang ray C cho cầu trục
Bước 3: Kết nối điện cho cầu trục theo hướng dẫn từ bản vẽ
Bước 4: Cố định động cơ, công tắc hành trình và lắp đặt các thiết bị phụ trợ cho cầu trục như đèn báo, thiết bị cảnh báo quá tải…
Vận hành chạy thử cầu trục
Khi đã hoàn tất quá trình kết nối, bạn bật nguồn điện tổng và tiến hành chạy thử để kiểm tra khả năng di chuyển và nâng hạ của cầu trục, nhằm xác định có xuất hiện vấn đề kỹ thuật hay không.
Những lưu ý khi lắp đặt cầu trục
Để đảm bảo lắp đặt cầu trục an toàn, hiệu quả và đạt kết quả tốt ngay trong lần chạy thử đầu tiên, cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho khâu đầu vào: máy móc, vật tư, nhân công và phương án lắp đặt cụ thể cho từng trường hợp.
- Trước khi tiến hành lắp đặt cầu trục cần kiểm tra cao độ dầm đỡ ray theo chiều dọc hoặc cao độ giữa hai bên phải trong phạm vi cho phép
- Công nhân, khi thực hiện công việc, phải tuân thủ các quy định về quần áo và thiết bị bảo hộ, bao gồm việc đeo dây an toàn khi làm việc ở độ cao và đảm bảo rằng các dây điện và ổ cắm được sử dụng trong thi công đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.
- Tổ hợp dầm cần phải được đặt an toàn và bảo đảm kỹ thuật.
- Sau khi hoàn thành công việc hoặc trong thời gian nghỉ giữa ca, cần thực hiện công việc dọn dẹp và vệ sinh kỹ càng để tránh nguy cơ cháy nổ và ô nhiễm môi trường.
Dưới đây là Quy trình lắp đặt cầu trục mà Cầu Trục Thới An đã biên soạn và gửi đến bạn để tham khảo. Chúng tôi hi vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có kiến thức sâu rộng hơn về quy trình lắp đặt cầu trục. Để biết thêm chi tiết hoặc nhận sự hỗ trợ và tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0909.703.912 – 0909.703.912. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn bạn một cách chu đáo.