Quy Trình Bảo Dưỡng Cầu Trục Nhà Xưởng Chi Tiết & Đúng Chuẩn

Bảo dưỡng cầu trục – cổng trục là một hoạt động quan trọng mà người sử dụng cầu trục cần quan tâm, vì việc bảo dưỡng không đúng cách có thể gây ra sự cố ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Nguy cơ nghiêm trọng hơn là đe dọa tính mạng của những người sử dụng. Cầu Trục Thới An xin chia sẻ tới bạn về quy trình bảo dưỡng cầu trục đúng kỹ thuật để các bạn có thể nắm rõ.

Nguyên nhân gây hư hỏng cầu trục

Trong quá trình hoạt động, cầu trục thường xảy ra hiện tượng rung lắc mạnh và phát ra tiếng ồn. Nguyên nhân chính có thể xuất phát từ các bộ phận như motor, phanh hoặc các bộ phận khác. Các nguyên nhân cụ thể như sau:

  • Sai số khe hở của phanh (0.75mm với tời, 0.6mm với các xe con và xe lớn)
  • Kết cấu của phanh, má phanh không được hoàn chỉnh. Từ đó, bánh phanh không tiếp xúc đều nên gây ra tiếng kêu bất thường.
  • Do bụi bẩn, dầu mỡ bám trên bề mặt bánh phanh.
  • Sai số đồng tâm giữa hộp giảm tốc độ và motor.
  • Do khớp nối của motor có vấn đề hoặc trục motor bị vênh, cong.
  • Do khung dầm, ray nhà xưởng sản xuất không đạt yêu cầu nên không chịu được tải trọng của hàng hoá khi tiến hành nâng.
  • Móc cẩu bị lỏng hoặc bu lông ecu bị lỏng hoặc thậm chí rơi ra.
  • Ngoài ra, hệ thống puly gặp sự cố, dây cáp bị xoắn vào nhau hoặc quạt giá động cơ gặp vấn đề…
Nguyên nhân gây hư hỏng cầu trục
Nguyên nhân gây hư hỏng cầu trục

Các nguyên nhân đã được nêu trên đã giúp các bạn hiểu hơn về các vấn đề thường gặp trên cầu trục. Để tiến hành sửa chữa một cách chính xác và hiệu quả, việc xác định nguyên nhân cụ thể là rất quan trọng. Vì vậy, hãy thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng trên từng bộ phận để có thể xác định nguyên nhân hỏng hóc một cách chính xác nhất.

Quy trình bảo dưỡng cầu trục

Kiểm tra tổng thể kết cấu cầu trục

Quy trình bảo dưỡng cầu trục trong nhà xưởng đòi hỏi thực hiện nhiều bước. Bước đầu tiên cần thực hiện là kiểm tra tổng thể, được tiến hành bằng cách đánh giá trực quan. Kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra xem các thành phần của cầu trục có bất kỳ dấu hiệu nào của hỏng hóc hoặc hao mòn không.

  • Kết cấu của dầm chính có bị nứt, biến dạng hay không? 
  • Ray di chuyển, dầm đỡ tay có bị nứt vỡ hay biến dạng không?
  • Kiểm tra xem bộ phận pa lăng (cụm bánh xe di chuyển, cơ cấu tang cuốn) có bất kỳ dấu hiệu hỏng hóc nào không?
  • Bộ phận dầm biên có nằm song song với nhau không? Xem phần bánh xe di chuyển có bị vặn, biến dạng hoặc hao mòn không?
  • Kiểm tra các thiết bị điện như dây nối, động cơ và tủ điện xem có bất kỳ dấu hiệu nào về hỏng hóc cơ học không? Có đường dây điện nào bị hở không?

Toàn bộ cầu trục nhà xưởng phải trải qua kiểm tra tổng thể định kỳ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của nứt vỡ hoặc hao mòn ở các vị trí quan trọng, thì cầu trục phải ngừng hoạt động. Nếu có dấu vết nứt nghiêm trọng, kỹ thuật viên sẽ yêu cầu thực hiện kiểm định an toàn bất thường.

Quy trình bảo dưỡng cầu trục

Kiểm tra chi tiết cầu trục, cẩu trục

Sau khi đã kiểm tra tổng thể bên ngoài bằng mắt thường, kỹ thuật viên cần tiến hành kiểm tra chi tiết cho từng bộ phận để xác định những bộ phận cần được bảo dưỡng. Quá trình kiểm tra chi tiết này liên quan đến việc xem xét các đặc điểm cụ thể của từng bộ phận như sau:

Bộ phận dầm chính cầu trục, cẩu trục
  • Kiểm tra các mối hàn có bị đứt hay nứt vỡ hay không?
  • Kiểm tra các bulông, xiết ốc liên kết các bulông.
  • Xem xét dầm đỡ ray và đường chạy ray di chuyển có xuất hiện tình trạng bóp méo hoặc biến dạng không.
Bộ phận palang (tời nâng hạ)
  • Thay dầu hộp số cho Pa lăng
  • Kiểm tra phanh, điều chỉnh khe hở của palang
  • Kiểm tra cáp tải có bị đứt hay biến dạng không?
  • Kiểm tra xem trong quá trình nâng hạ có xuất hiện tiếng ồn không?
  • Kiểm tra bộ phận tủ điện của palang: mối nối, rơle bảo vệ, rơle đóng cắt…
Hệ thống điện cầu trục
  • Kiểm tra tiếp điểm ở cầu đấu, kiểm tra điện vào diode có ổn định không?
  • Tình trạng kết nối của các chân rơ le có bị lỏng không?
  • Kiểm tra và điều chỉnh lại biến tần di chuyển cầu trục

Bảo dưỡng cầu trục

Cả hai bước trên có thể được thực hiện bởi kỹ thuật viên của chính doanh nghiệp, đơn vị sở hữu cầu trục. Tuy nhiên, tới bước bảo dưỡng thì sẽ cần sự hỗ trợ từ người có chuyên môn. 

Khi phát hiện sự mòn hoặc hiện tượng bất thường, kỹ thuật viên nên chụp ảnh và ghi chú để có thể ghi nhớ. Sau đó, có thể tham khảo ý kiến của một chuyên gia để xác định xem cần sửa chữa hay thay thế. Chủ sở hữu nên tìm đến một đơn vị bảo dưỡng đáng tin cậy để thực hiện kiểm tra định kỳ và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng cầu trục.

Quy trình bảo dưỡng cầu trục

Hiện có nhiều công ty cung cấp cầu trục và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng qua dịch vụ lắp đặt và bảo dưỡng định kỳ. Các linh kiện cần phải được thay thế bởi phụ tùng mới trong trường hợp chúng bị hỏng nặng. Và các lỗi nhỏ có thể được sửa chữa để tiết kiệm chi phí.

Việc kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng cầu trục trong nhà xưởng sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại và đặc điểm cụ thể của cầu trục đó. Nếu xảy ra bất thường hoặc hỏng hóc nghiêm trọng ở các bộ phận quan trọng, chủ sở hữu cần phải thực hiện kiểm định an toàn cho cầu trục.

Cầu Trục Thới An chuyên chế tạo & lắp đặt cầu trục. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa cầu trục trên toàn quốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Uyen
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay