Hàng hoá khi đến tay khách hàng vẫn giữ nguyên được chất lượng, hình dáng và số lượng, đây là điều mà rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bên cạnh yếu tố về chất lượng sản phẩm thì quá trình bảo quản hàng hóa trong kho cũng quan trọng không kém.
Vậy bản quản hàng hoá là gì? Quy trình bảo quản hàng hoá ra sao? Cùng Cầu Trục Thới An tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bảo quản hàng hóa trong kho là gì?
Bảo quản hàng hóa trong kho là việc đảm bảo hàng hóa còn nguyên vẹn về số lượng và chất lượng trước khi đến tay khách hàng. Ngoài ra còn giúp tận dụng tối đa diện tích kho hàng, chăm sóc giữ gìn hàng hoá trong kho được tốt nhất.
Người chịu trách nhiệm kiểm tra và hướng dẫn việc xếp dỡ bảo quản hàng hóa trong kho là thủ kho.
- Sắp xếp kho hàng sạch sẽ, ngăn nắp và gọn gàng
- Bảo quản hàng hoá trong quá trình di chuyển và xếp dỡ cần phải nhẹ nhàng, tránh va chạm và đổ vỡ méo thùng hàng.
- Đảm bảo hàng hóa sau khi xuất phải được thu dọn gọn gàng để tạo không gian cho các loại hàng khác
>> Sử dụng cầu trục vô cùng cần thiết để hỗ trợ việc sắp xếp hàng hoá trong kho được ngăn nắp và gọn gàng.
Yêu cầu đối với hoạt động bảo quản hàng hóa trong kho
Hoạt động bảo quản hàng hóa trong kho cần đạt được những tiêu chí sau:
Giữ nguyên vẹn hàng hoá về số lượng và chất lượng
Hàng hóa cần được bảo quản một cách tốt nhất khi chúng được lưu trữ trong kho. Điều này đảm bảo rằng chất lượng của hàng hóa được duy trì ổn định, không có sự thay đổi hay biến chất. Về số lượng, cần đảm bảo rằng trong quá trình kiểm kê hoặc xuất kho, số lượng hàng hóa phải được bảo toàn, không có mất mát và không hư hỏng.
Sử dụng diện tích nhà kho hợp lý
Kho lưu trữ hàng hoá cần có diện tích thông thoáng, rộng rãi và sắp xếp hợp lý. Tránh tình trạng bố trí hàng hóa không khoa học, gây ra sự chật hẹp trong diện tích kho. Nếu hàng hóa được sắp xếp một cách gọn gàng, không gian kho sẽ có khả năng chứa được một lượng lớn hàng hóa hơn.
Đảm bảo thuận tiện để không ảnh hưởng tới công việc khác
Hoạt động bảo quản hàng hóa trong kho không được làm ảnh hưởng tới các công việc khác của kho. Ví dụ sắp xếp hàng hóa ngay hàng thẳng lối, không cản trở công việc di chuyển của các loại xe hay hoạt động xịt khử côn trùng cần tránh những ngày có tần suất nhập và xuất hàng cao.
Chi phí bảo quản tiết kiệm, hợp lý
Bảo quản hàng hóa trong kho cần phải được tính toán thật kỹ để tiết kiệm tối đa chi phí cho doanh nghiệp. Công tác bảo quản hàng hoá tốn rất nhiều chi phí như chi phí nhập xuất hàng, chi phí vệ sinh kho hàng, nhân công bốc xếp, vận hành xe nâng, xịt khử côn trùng, điều hoà nhiệt độ độ ẩm… Do đó bạn cần phải lên phương án và tính toán chi phí sao cho thật tiết kiệm mà vẫn đảm bảo được hiệu quả bảo quản hàng hoá.
Quy trình bảo quản hàng hóa trong kho
Quy trình bảo quản hàng hóa trong kho gồm 3 bước chính:
Bước 1: Kiểm kho
Kiểm kho là quá trình chuẩn bị, dọn dẹp, sắp xếp kho trước khi nhập hàng và kiểm tra hàng hóa trước khi nhập vào.
Thủ kho có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra nhân viên bốc dỡ hàng từ xe hàng vào trong kho.
Thủ kho cần phải chắc chắn rằng các công cụ, dụng cụ và phương thức xếp dỡ hàng hoá sử dụng phù hợp nhất và không làm ảnh hưởng tới chất lượng hàng hoá.
Trong quá trình vận chuyển và xếp dỡ hàng hoá cần phải nhẹ nhàng, tránh va đập, đổ vỡ làm méo thùng hàng.
Hàng cũ còn tồn kho cần phải được sắp xếp gọn gàng, tạo không gian và diện tích riêng cho loại hàng mới. Nên phân chia khu vực giữa hàng hóa cũ và mới.
Bước 2: Lưu kho
Lưu kho là quá trình nhân viên sẽ nhập hàng mới vào kho. Nhân viên kho có nhiệm vụ tạo tên sản phẩm, mã hàng cho từng loại hàng hoá: kích thước, chất liệu, màu sắc… Tên mã hàng sẽ được gắn vào vị trí để hàng hoá được bảo quản trong kho. Mỗi loại hàng hoá sẽ có một thẻ tên khác nhau để phân biệt, tránh nhầm lẫn và giúp dễ tìm hàng hóa khi xuất kho.
Nhiệm vụ của thủ kho là tổ chức an toàn lao động trong phòng cháy chữa cháy, kiểm tra vị trí để bình PCCC, kiểm tra chất lượng hàng hoá được bảo quản trong kho…
Bước 3: Sử dụng giá, kệ để lưu trữ hàng hóa trong kho
Hầu hết các công ty, doanh nghiệp hiện nay để trang bị cho nhà kho của mình một hệ thống kệ, giá sắt để lưu trữ hàng. Nhân viên kho sẽ kiểm hàng và phân loại các mặt hàng khác nhau thành từng loại và sắp xếp chúng lên kệ.
Tránh để hàng hóa trong kho sát mặt đất, tránh để ở khu vực ẩm thấp để hàng hoá không bị hư hỏng và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.
Hàng hoá được kiểm tra và lưu kho một cách chuyên nghiệp sẽ giúp dễ dàng hơn trong quá trình vận chuyển, nhập xuất hàng không tốn nhiều thời gian, công sức nhân công.
Vì sao việc bảo quản hàng hóa trong kho đúng cách lại quan trọng?
Trong môi trường nhà xưởng có nhiều yếu tố như nhiệt độ, giá đỡ, theo dõi số liệu… gây ảnh hưởng tới chất lượng hàng hoá, khiến doanh nghiệp chịu những thiệt hại to lớn.
- Hàng hóa không thường xuyên theo dõi, kiểm tra sẽ khiến cho số lượng hàng hóa quá date tăng, không thể bán được, từ đó gây ra tổn thất lớn.
- Mất nhiều thời gian và nhân công để kiểm tra hàng hư hỏng, tồn kho.
- Khó xác định các loại hàng hoá với nhau.
- Bảo quản không đúng cách sẽ gây lãng phí, hư hỏng.
- Để tránh những thiệt hại không đáng có, các công ty doanh nghiệp cần có quy trình bảo quản hàng hóa trong kho sao cho khoa học và hợp lý nhất để tiết kiệm thời gian, không gian và nhân công.
Hy vọng những thông tin trên của Cầu Trục Thới An về bảo quản hàng trong kho sẽ giúp ích cho bạn. Lưu trữ hàng hóa trong kho có thể do nhiều nguyên nhân gây hư hại. Tuân thủ một số lưu ý quan trọng này sẽ nâng cao mức độ an toàn và giảm thiểu tối đa tổn thất khi lưu trữ hàng hóa trong kho.