Nước ta có đường bờ biển dài hơn 3260km với hệ thống cảng biển vận chuyển hàng hóa phong phú và rộng lớn. Cảng biển đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế và được coi là cửa ngõ cho hàng hoá xuất nhập khẩu. Cùng khám phá Top 10 các cảng biển ở Việt Nam hiện nay.
Hệ thống cảng biển vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam
Hệ thống cảng biển Việt Nam gồm 36 cảng tại 36 tỉnh thành, trong đó có 28 tỉnh thành giáp biển và 8 tỉnh thành không giáp biển.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì Việt Nam có tổng số 36 cảng biển được đặt theo tên cấp tỉnh tương ứng, trong đó 2 cảng biển đặc biệt, 15 cảng biển loại I, 6 cảng biển loại II, 13 cảng biển loại III.
- Cảng biển đặc biệt (2 cảng biển): Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Cảng biển loại I (15 cảng biển): Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ, Long An, Trà Vinh.
- Cảng biển loại II (6 cảng biển): Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận, Hậu Giang, Đồng Tháp.
- Cảng biển loại III (13 cảng biển): Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Phú Yên, Bình Dương, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Top 10 Các cảng biển ở Việt Nam
Cảng Sài Gòn
Qua nhiều giai đoạn phát triển, hiện nay, cảng Sài Gòn là cảng chính của Nam Bộ, là một cảng quốc tế.
Cảng Sài Gòn có quy mô lớn và có khả năng tiếp nhận các tàu lớn, gồm tàu container và tàu hàng rời. Nơi đây cung cấp các dịch vụ cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa, trong các lĩnh vực như sản xuất may mặc, điện tử, máy móc, hàng tiêu dùng và nhiều loại hàng hóa khác.
Đây là một trong những cảng biển quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Nhờ có vị trí địa lý đắc địa cùng với sự phát triển liên tục, cảng Sài Gòn đã đóng góp một phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế và du lịch của TPHCM.
Cảng Hải Phòng
Cảng biển Hải Phòng được coi là cửa ngõ quốc tế, nơi có lượng lớn hàng hoá trong nước và ngoài nước đến và đi. Đây cũng là cảng biển lớn nhất phía Bắc với lượng hàng hoá lưu thông rất lớn.
Cảng Hải Phòng được đầu tư và trang bị đầy đủ các trang thiết bị, cũng như cơ sở hạ tầng hiện đại để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa thương mại quốc tế. Cảng Hải Phòng có chiều dài là 2.567 mét, diện tích kho bãi là 50.052 mét vuông, có khả năng tiếp nhận lên đến 10 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Cảng Vũng Tàu
Phát triển từ năm 1991, cảng Vũng Tàu hiện nay đã trở thành một cảng đa năng, có khả năng phục vụ nhiều loại hàng hoá như hàng lỏng, hàng rời, hàng cảng, hàng container. Cảng có cơ sở cấu trúc hạ tầng hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của ngành công nghiệp vận tải biển.
Đây cũng được coi là cổng vào thuỷ lợi của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu và nguyên vật liệu xây dựng. Cảng Vũng Tàu cũng là điểm đến cho các tàu du lịch và tàu cá.
Cảng Vân Phong
Cảng Vân Phong có vị trí gần với các tuyến đường quốc tế với khoảng cách vượt Thái Bình Dương ngắn nhất so với Hongkong và Singapore, cảng có tiềm năng trở thành cảng trung chuyển quốc tế tại Việt Nam.
Hiện tại, cảng Vân Phong có 2 khu bến. Một là khu bến Mỹ Giang ở phía nam vịnh Vân Phong chuyên dùng cho dầu và sản phẩm dầu có năng lực tiếp nhận tàu chở hàng lỏng đến 400 nghìn DWT. Hai là khu bến Dốc Lết-Ninh Thủy ở tây nam vịnh Vân Phong chuyên dùng cho hàng rời. Theo quy hoạch, cảng Vân Phong sẽ có khu bến thứ ba và đây sẽ là khu bến chính, cảng trung chuyển container, đó là khu bến Đầm Môn ở phía bắc vịnh Vân Phong.
Cảng Quy Nhơn (Bình Định)
Khi nhắc đến các cảng biển ở Việt Nam thì không thể bỏ qua cảng biển Quy Nhơn, Bình Định. Hệ thống cảng rất kín gió bởi được bao bọc bởi bán đảo Phương Mai nên tàu thuyền cập bến và bốc dỡ hàng hoá rất dễ dàng.
Cảng có diện tích rộng lớn, cơ sở hạ tầng hiện đại và có vị trí đặc biệt, được coi là một trong các cửa ngõ quan trọng ra Biển Đông.
Cảng Cửa Lò (Nghệ An)
Tiếp theo, cảng biển lớn ở Việt Nam phải kể đến Cửa Lò, có tổng diện tích là 450 héc-ta. Đây là khu bến cảng tổng hợp, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá cho các doanh nghiệp nội địa và những vùng lân cận. Ngoài ra, một số đơn hàng quá cảnh của Thái Lan và Lào cũng được cập bến tại đây.
Cảng Cái Lân (Quảng Ninh)
Cảng Cái Lân, Quảng Ninh là một trong những cảng biển có vai trò quan trọng trong giao thông hàng hải của Việt Nam. Nó không chỉ giúp vận chuyển số lượng lớn hàng hoá mỗi ngày mà còn là địa điểm thuận lợi cho việc đầu tư, phát triển và các hoạt động kinh tế biển.
Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi)
Cảng Quốc tế Dung Quốc được đánh giá là một cảng thương mại quốc tế hiện đại, đóng góp tích cực vào việc thu hút đầu tư cho khu vực kinh tế nội địa và các khu công nghiệp lân cận.
Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế)
Cảng có vị trí thuận lợi, là trung tâm giữa Huế và Đà Nẵng, kết nối với Singapore, Philippines và Hong Kong. Cảng Chân Mây được coi là cửa ngõ hướng ra biển Đông nên rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế.
Cảng Đà Nẵng
Cảng Đà Nẵng hiện là một cảng biển tổng hợp quốc gia, là đầu mối khu vực (cảng loại I) của Việt Nam nằm trong nhóm cảng duyên hải Nam Trung Bộ, song cũng đang được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành một cảng cửa ngõ quốc tế (cảng loại IA) trong tương lai.
Cảng Đà Nẵng có vị trí địa lý chiến lược, nằm ở cửa sông Hàn và phía Nam của bán đảo Sơn Trà, có cơ sở hạ tầng hiện đại và được trang bị các thiết bị và công nghệ tiên tiến. Cảng có cầu cảng sâu, cho phép tàu lớn tiếp cận và neo đậu an toàn.
Hy vọng bài viết tổng hợp các cảng biển ở Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thông tin về hệ thống cảng biển hiện nay của Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu mua và lắp đặt cổng trục chuyên dùng để nâng hạ, xếp dỡ container tại các cảng biển, hãy liên hệ tới Cầu Trục Thới An để được tư vấn và báo giá tốt nhất.