Gầu ngoạm đóng vai trò quan trọng trong việc nâng, hạ và di chuyển hàng hóa, là một trong những thiết bị không thể thiếu trong ngành công nghiệp hiện nay. Mỗi loại gầu ngoạm sẽ đáp ứng những yêu cầu và nhu cầu cụ thể, mang lại hiệu suất tối ưu trong các ứng dụng khác nhau. Cùng Cầu Trục Thới An tìm hiểu về phân loại và quy trình làm việc của gầu ngoạm qua bài viết dưới đây nhé!
Gầu ngoạm là gì?
Gầu ngoạm là một thiết bị đặc biệt được sử dụng trong hệ thống cầu trục và cổng trục. Thường được ứng dụng để nâng, hạ và di chuyển hàng hóa với hiệu suất cao mà vẫn đảm bảo an toàn.
Phân loại gầu ngoạm
Gầu ngoạm cơ khí
Hoạt động của gầu ngoạm cơ khí không phụ thuộc vào trọng lực của nó, có cơ cấu đóng mở gầu đơn giản. Đối với cầu trục sử dụng gầu ngoạm cơ khí, yêu cầu có 2 tang cuốn để thực hiện việc nâng hạ và đóng mở.
Gầu ngoạm cơ khí có khả năng xử lý hiệu quả các vật liệu nhẹ như hạt ngũ cốc, cát xây dựng hoặc than trong các nhà máy nhiệt điện, xi măng, hóa chất.
Ngoài ra, nó còn có khả năng tích hợp điều khiển từ xa mang lại sự thuận tiện và hiệu suất trong quá trình vận hành.
Gầu ngoạm thủy lực
Cơ chế đóng mở của gầu ngoạm thủy lực có tích hợp điều khiển từ xa, giúp vận hành và bảo dưỡng thuận tiện với chi phí thấp. Với cấu trúc thép chịu mài mòn cao HB400, sản phẩm đảm bảo độ bền và chịu được môi trường làm việc khắc nghiệt.
Gầu thủy lực thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Trong ngành công nghiệp nhẹ, chúng thường được áp dụng trong quá trình chế biến gỗ và sản xuất mía đường. Ở những ngành công nghiệp nặng như vận chuyển và xử lý sắt vụn phế liệu tại cầu cảng, gầu thủy lực cũng đóng một vai trò quan trọng. Trong lĩnh vực khai thác mỏ, chúng được ưa chuộng trong việc bốc than, đá, quặng, đá vôi và thậm chí còn được sử dụng để vớt rác trong các dự án thủy điện.
Quy trình làm việc của gầu ngoạm cầu trục
- Bước 1: Đến gần vị trí cần nâng hàng. Di chuyển cầu trục có gắn gầu múc lên vị trí phía trên của vật cần nâng. Người vận hành cầu trục cần đảm bảo rằng gầu được căn chỉnh và định vị đúng.
- Bước 2: Kích hoạt tay gắp. Sau khi tay gắp được định vị đúng, người vận hành sẽ điều khiển hàm hoặc gầu đóng lại quanh vật thể. Phương pháp điều khiển có thể là thủy lực, cơ khí hoặc điện.
- Bước 3: Điều chỉnh độ bám. Tiếp tục điều chỉnh hàm để đảm bảo việc gầu kẹp chặt vật liệu, đồng thời đảm bảo sự cân bằng và ổn định khi thực hiện quá trình nâng.
- Bước 4: Nâng. Khi vật liệu đã được giữ chắc chắn trong gầu, người vận hành sẽ kích hoạt cơ cấu nâng. Khả năng nâng của cầu trục và thiết kế của cái hàm gắp sẽ quyết định trọng lượng tối đa mà nó có thể xử lý.
- Bước 5: Vận chuyển. Sau khi vật liệu được nâng lên, cầu trục có khả năng chuyển tải đến đúng vị trí cần đặt. Khi tải đến vị trí mong muốn, người vận hành sẽ kích hoạt cơ cấu nhả gắp để mở kẹp và thả vật liệu.
Cách lựa chọn gầu ngoạm cầu trục
- Cần xác nhận các yếu tố sau đây liên quan đến việc sử dụng gầu ngoạm: môi trường làm việc, vật được nâng, khối lượng nâng, trọng lượng riêng của vật liệu và khả năng tải của cầu trục.
- Sử dụng gầu ngoạm phù hợp tương ứng với cầu trục.
- Xác định hướng mở của gầu ngoạm vuông góc hoặc song song với dầm chính của cầu trục.
- Xác định khả năng nâng tải trọng cho phép của cầu trục.
- Xác định chi tiết về loại tải, bao gồm vật liệu, kích thước… mà gầu ngoạm sẽ nâng lên.
Địa chỉ cung cấp cầu trục, cổng trục sử dụng với gầu ngoạm
Nếu bạn đang tìm kiếm cầu trục hoặc cổng trục để sử dụng với gầu ngoạm, đừng bỏ qua Cầu trục Thới An. Đây là một địa chỉ đáng tin cậy để bạn đặt niềm tin. Tại Thới An, chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm chính hãng và chất lượng cao. Không chỉ mang lại sự hài lòng về chất lượng, mà còn đi kèm với dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình và những ưu đãi hấp dẫn.
Trên đây là những thông tin quan trọng về phân loại và ứng dụng của gầu ngoạm được sử dụng cho cầu trục cổng trục. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích trong quá trình tìm hiểu. Nếu bạn quan tâm đến việc mua cầu trục, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua các số hotline 0708 777 525.