Hiện nay, trong lĩnh vực logistics thì kho bãi là một trong những yếu tố cần thiết. Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, kho bãi cũng ngày càng phát triển và đa dạng hoá. Do đó, bài viết dưới đây, Cầu trục Thới An sẽ cùng bạn tìm hiểu về kho bãi là gì? Vai trò và các loại kho bãi trong logistics nhé!
Kho bãi là gì?
Kho bãi tiếng Anh là Warehouse, là nơi lưu trữ và bảo quản hàng hoá trong một thời gian nhất định, từ khi hàng hóa được sản xuất cho đến khi nó được vận chuyển tới tay người tiêu dùng. Kho bãi chứa hàng phải đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tránh bị hư hỏng, thất thoát hàng và luôn có sẵn hàng để vận chuyển khi cần.
Đối với các doanh nghiệp, việc có những kiến thức cơ bản về kho bãi trong logistics sẽ giúp cho doanh nghiệp định hướng được khi chọn các dịch vụ kho bãi, các thủ tục và chi phí thuê kho. Còn đối với nhân viên quản lý kho, thì đây là những kiến thức cần phải có trước khi bắt đầu công việc.
Vai trò của kho bãi trong Logistics
Vậy vai trò cụ thể của kho bãi trong lĩnh vực logistics là gì? Nó mang lại những lợi ích gì cho cá nhân và doanh nghiệp xuất nhập khẩu? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Lưu trữ và bảo quản hàng hóa
Vai trò đầu tiên của kho bãi trong logistics chính là chức năng lưu trữ và bảo quản hàng hoá. Hàng hoá khi được để trong kho bãi sẽ được bảo quản theo các tiêu chuẩn và quy định được đưa ra.
Nhờ đó mà hàng hoá được đảm bảo, không bị hư hỏng thay thất thoát, đặc biệt đối với những mặt hàng đòi hỏi điều kiện bảo quản khắt khe như hoá chất, thực phẩm, mỹ phẩm… Từ đó mà khách hàng cũng cảm thấy yên tâm hơn về việc lưu trữ hàng hoá của mình.
Điều phối hàng hóa
Vai trò thứ 2 không thể không kể đến đó là khả năng điều phối hàng hoá một cách linh hoạt và chủ động. Nhưng để có thể thực hiện được điều này thì kho bãi cần phải sở hữu hệ thống quản lý kho một cách chặt chẽ và hiệu quả, gồm các hoạt động tiếp nhận thông tin đơn hàng, sắp xếp hàng hóa, giám sát và vận chuyển.
Hiệu quả kinh tế
Kho bãi trong logistics mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Khi có kho hàng, các chi phí như vận chuyển, giao hàng đi nước ngoài được giảm mạnh.
Tập trung hoá các sản phẩm
Với việc tập trung sản phẩm, hàng hoá tại một nơi, doanh nghiệp sẽ có thời gian dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận, lưu trữ và phân phối hàng hoá, giúp giảm chi phí vận chuyển hiệu quả.
- Xem thêm: Top 10 Các Cảng Biển Ở Việt Nam Hiện Nay
Các loại kho bãi phổ biến hiện nay
Kho CFS (Container Freight Station)
Đối với kho bãi trong logistics thì không thể bỏ qua kho CFS (Container Freight Station). Kho này chuyên dụng để thu gom hàng lẻ và vận chuyển chung container. Ngoài ra, khi các chủ hàng không có đủ hàng để lấp đầy container thì quá trình gộp các mặt hàng khác vào sẽ được diễn ra.
Hàng hoá sau khi được gom lại sẽ chờ để làm thủ tục xuất nhập khẩu. Nếu xe container còn thiếu hoặc thừa khoảng trống thì mới thực hiện hoạt động phân chia hoặc ghép chung hàng hóa để xuất khẩu ra nước ngoài.
Kho ngoại quan (Bonded Warehouse)
Đây là một trong những kho rất quan trọng trong ngành logistics. Ở các kho ngoại quan này, khách hàng có thể trực tiếp uỷ quyền cho các đại lý hoặc chủ kho khác để thực hiện thủ tục hải quan như gia cố, đóng gói bao bì, phân chia, ghép hàng hoá, bảo dưỡng hàng hoá…
Bên cạnh đó, tại kho này bạn có thể chuyển quyền sở hữu hàng hoá, chuyển đổi hàng hóa 2 chiều giữa kho ngoại quan và cửa khẩu hoặc giữa các kho ngoại quan với nhau để làm thủ tục xuất nhập hàng hoá.
Kho tư nhân (Private Warehouse)
Kho tư nhân hay còn được coi là kho bãi độc quyền, là loại kho thường được các công ty, tập đoàn có quy mô lớn sử dụng. Loại kho này thường được xây dựng bởi vốn đầu tư trả trước và được đặt ngay cạnh các công xưởng của công ty, tập đoàn đó để thuận tiện cho các hoạt động kinh doanh.
Kho công cộng (Public Warehouse)
Kho công cộng là kho mà một công ty thứ 3 sẽ cung cấp cho khách hàng của mình không gian lưu kho để lưu trữ và phân phối. Kho bãi này phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu thuê kho trong thời gian ngắn hoặc dùng để hỗ trợ các công ty có quy mô nhỏ, công ty chưa có kho bãi riêng. Thì có thể sử dụng kho công cộng để bảo quản hàng hoá với mức phí ổn định và phù hợp tài chính.
Kho tự động (Automated Warehouse)
Với hệ thống quản lý chặt chẽ, quy trình lưu trữ hàng hoá chuyên nghiệp thì kho tự động được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bởi chúng đem lại hiệu quả cao về năng suất, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.
Để quản lý kho tự động, người ta thường sử dụng phần mềm theo dõi đơn hàng để nhận, lưu trữ và di chuyển hàng hoá. Kho tự động sử dụng các thiết bị hiện đại như xe nâng, cầu trục, pallet để quá trình di chuyển hàng hoá được diễn ra nhanh hơn. Phần mềm quản lý cũng giúp giảm tối đa các lỗi sai hơn, khả năng nhận và vận chuyển hàng hoá cũng hiệu quả hơn.
Kho mát (Chill Warehouse)
Kho mát thường có nhiệt động từ 0-25 độ C, đây là loại kho có cấu tạo từ các vật liệu cách nhiệt xung quanh thể tích kho. Nền kho chỉ được bê tông hoá và được tích hợp hệ thống lạnh mà kho thông thường không có. Vì thế mà kho mát được sử dụng để duy trì nhiệt độ giống như các kho lạnh, phù hợp với các mặt hàng đông lạnh thủy hải sản, tươi sống, có thời gian lưu trữ tương đối dài.
Các loại chi phí kho bãi trong logistics
Khi có nhu cầu muốn thuê kho bãi để lưu trữ hàng hóa, các công ty doanh nghiệp thường sẽ quan tâm đến các loại chi phí kho bãi. Một số loại chi phí liên quan tới hoạt động của một kho bãi như:
- Chi phí quản lý: Là chi phí để kho bãi có thể vận hành, bao gồm chi phí nhân công, chi phí quản lý kho, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng kho bãi…
- Chi phí bảo dưỡng: Đây là chi phí phát sinh để duy trì và cải thiện cơ sở vật chất của kho.
- Chi phí bảo hiểm: Giúp bảo vệ doanh nghiệp khỏi các rủi ro phát sinh như hư hỏng, mất mát hàng hoá.
Với những thông tin mà Thới An chia sẻ phía trên, phần nào sẽ giúp bạn hiểu được khái niệm kho bãi là gì? Quý khách hàng hãy lựa chọn thuê kho bãi tại những đơn vị uy tín để đảm bảo an toàn, hiệu quả, tối ưu quy trình logistics.