Danh Mục Máy Móc, Thiết Bị Bắt Buộc Phải Kiểm Định An Toàn

Để doanh nghiệp có thể hoạt động thì việc thực hiện kiểm định an toàn thiết bị là điều bắt buộc. Cùng với đó, việc lựa chọn đơn vị kiểm định an toàn thiết bị là điều quan trọng để đảm bảo quá trình kiểm định được thực hiện đầy đủ, chất lượng và an toàn. Bài viết dưới đây, Thới An sẽ cho bạn thấy cái nhìn tổng quan về kiểm định an toàn thiết bị.

Kiểm định an toàn thiết bị là gì?

Kiểm định an toàn thiết bị là quá trình đánh giá và kiểm tra thiết bị, hệ thống, quy trình hoặc sản phẩm để đảm bảo rằng chúng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn, tuân thủ các quy định pháp luật. Kiểm định là một công việc vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho máy móc thiết bị và nhân công làm việc trong suốt quá trình vận hành, sản xuất.

Theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 thì kiểm định an toàn thiết bị máy móc là yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức doanh nghiệp.

Kiểm định an toàn thiết bị là gì?
Kiểm định an toàn thiết bị là gì?

Vì sao cần phải kiểm định an toàn máy móc thiết bị?

Ngày nay, máy móc thiết bị đang ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong các doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, các thiết bị máy móc đưa vào sử dụng sau một thời gian sẽ không tránh khỏi việc xảy ra hỏng hóc, tai nạn gây mất an toàn cho người lao động. Chính vì thế, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị máy móc giúp cho doanh nghiệp:

  • Tuân thủ các quy định của pháp luật, tránh bị xử phạt khi có thanh tra
  • Đảm bảo an toàn cho máy móc, người lao động trong quá trình vận hành
  • Tạo niềm tin với khách hàng, đối tác và người lao động khi ứng tuyển vào làm việc tại công ty
  • Nâng cao năng suất làm việc và chất lượng sản phẩm
  • Kiểm định định kỳ giúp phát hiện những vấn đề hư hỏng của máy móc, thiết bị, để từ đó có các biện pháp sửa chữa, kế hoạch bảo dưỡng
Kiểm định an toàn trạm cân xe tải
Kiểm định an toàn trạm cân xe tải

Danh mục máy móc, thiết bị an toàn bắt buộc phải kiểm định

Các danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, ban hành kèm theo Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH:

  1. Nồi hơi các loại (bao gồm cả bộ quá nhiệt và bộ hâm nước) có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar; nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115oC.
  2. Nồi gia nhiệt dầu.
  3. Hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng cấp I và II có đường kính ngoài từ 51mm trở lên, các đường ống dẫn cấp III và cấp IV có đường kính ngoài từ 76mm trở lên theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6158:1996 và TCVN 6159:1996.
  4. Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar (không kể áp suất thủy tĩnh) theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 và các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức trên 210 bar.
  5. Bồn, bể (xi téc), thùng dùng để chứa, chuyên chở khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên nén hoặc các chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar hoặc chất lỏng hay chất rắn dạng bột không có áp suất nhưng khi tháo ra dùng khí có áp suất cao hơn 0,7 bar theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010.
  6. Hệ thống cung cấp, hệ thống điều chế, hệ thống nạp khí nén, khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan.
  7. Hệ thống đường ống dẫn khí y tế
  8. Hệ thống lạnh các loại theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6104:2015, trừ hệ thống lạnh có môi chất làm việc bằng nước, không khí; hệ thống lạnh có lượng môi chất nạp vào nhỏ hơn 5kg đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm 1, nhỏ hơn 2,5kg đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 2, không giới hạn lượng môi chất nạp đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 3.
  9. Cần trục
  10. Cầu trục
  11. Cổng trục, bán cổng trục
  12. Pa lăng điện; Palăng kéo tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.
  13. Tời điện dùng để nâng tải, kéo tải theo phương nghiêng; bàn nâng; sàn nâng; sàn nâng dùng để nâng người làm việc trên cao; tời nâng người làm việc trên cao.
  14. Tời tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.
  15. Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.
  16. Xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m.
  17. Máy vận thăng nâng hàng; máy vận thăng nâng hàng kèm người; máy vận thăng nâng người; máy vận thăng sử dụng trong thi công xây dựng.
  18. Thang máy các loại.
  19. Thang cuốn; băng tải chở người.
Kiểm định an toàn cầu trục
Kiểm định an toàn cầu trục

>>Xem thêm:

Quy trình thực hiện kiểm định an toàn thiết bị

Bước 1: Chủ doanh nghiệp cần kiểm định máy móc liên hệ trực tiếp với đơn vị kiểm định an toàn thiết bị để được tư vấn và hướng dẫn kiểm định.

Bước 2: Doanh nghiệp và đơn vị kiểm định ký kết hợp đồng và thống nhất chương trình kiểm định. Đơn vị kiểm định sẽ thông báo việc đồng ý thực hiện hoặc từ chối dịch vụ bằng công văn đến doanh nghiệp.

Bước 3: Kiểm định viên có chứng chỉ hành nghề được cử tới doanh nghiệp để lập kế hoạch kiểm định và thực hiện quá trình kiểm định.

Bước 4: Kiểm định viên lập biên bản kiểm định và kết luận về an toàn kỹ thuật cho máy móc thiết bị. Gồm các bước:

  • Kiểm tra bên ngoài
  • Kiểm tra bên trong
  • Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm
  • Kiểm tra vận hành
Kiểm định an toàn palang
Kiểm định an toàn palang

Bước 5: Nếu kết luận phù hợp thì kiểm định viên sẽ dán tem kiểm định lên máy móc thiết bị. Ngược lại nếu không phù hợp, doanh nghiệp phải sửa chữa hoặc thay thế máy móc thiết bị trước khi sử dụng.

Bước 6: Sau khi hoàn thành biên bản kiểm định, đơn vị kiểm định sẽ cấp giấy chứng nhận an toàn thiết bị cho doanh nghiệp. Giấy chứng nhận sẽ có giá trị trong thời hạn quy định tùy theo loại máy móc thiết bị.

Đây là quy trình kiểm định an toàn thiết bị, máy móc thông thường. Tuy nhiên, tùy theo loại máy móc thiết bị, quy trình có thể khác nhau.

Thời hạn kiểm định an toàn máy móc

  • Theo quy định, tất cả các máy móc thiết bị trước khi đưa vào sử dụng thì phải kiểm định an toàn và kiểm định định kỳ hoặc kiểm định bất thường khi phát hiện thiết bị có những vấn đề kỹ thuật có khả năng gây mất an toàn.
  • Thời hạn kiểm định định kỳ mỗi loại máy móc là khác nhau, có thể là 1 năm 1 lần, 2 năm 1 lần hoặc 3 năm 1 lần.
  • Dựa vào yếu tố sử dụng của thiết bị, tình trạng thực tế tại thời điểm kiểm định mà thời hạn kiểm định sẽ được rút ngắn hơn.

Đơn vị kiểm định máy móc thiết bị palang cầu trục

Hiện nay có rất nhiều đơn vị trên khắp cả nước với chất lượng dịch vụ và giá cả khác nhau. Khách hàng rất băn khoăn khi lựa chọn đơn vị nào kiểm định vừa đảm bảo chất lượng vừa có mức giá tốt.

Thới An là lựa chọn rất tốt cho khách hàng với những ưu điểm sau:

  • Cung cấp dịch vụ kiểm định palang cầu trục trên toàn quốc
  • Dịch vụ 5 sao, tận tâm, luôn hướng tới khách hàng
  • Giá cả cạnh tranh

Khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0909.783.912 để được tư vấn!

Developed by Uyen
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay