Motor Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Của Động Cơ Điện

Motor là một thành phần quan trọng trong nhiều thiết bị gia dụng và công nghiệp, như máy bơm, tủ lạnh, và máy sấy. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về motor là gì chưa? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của motor diễn ra như thế nào? Các loại motor điện phổ biến hiện nay? Bài viết dưới đây Cầu Trục Thới An sẽ giúp bạn khám phá và hiểu rõ hơn về những điều này.

Motor là gì?

Motor tiếng Việt là Mô tơ, là một loại thiết bị có khả năng hoạt động như một động cơ đốt trong. Ngoài ra, nó còn có khả năng chuyển hoá năng lượng điện thành năng lượng cơ học để tạo ra chuyển động phục vụ trong cuộc sống.

Những thiết bị trong cuộc sống hàng ngày sử dụng mô tơ bao gồm: quạt điện, máy xay, máy bơm, tủ lạnh…

Cấu tạo động cơ điện

Cấu tạo của 1 motor điện bao gồm phần tĩnh và phần quay.

Phần tĩnh – Stator

  • Lõi thép: Là bộ phận dẫn từ của thiết bị, có hình trụ rỗng và làm từ các lá thép kỹ thuật điện. Độ dày của lõi thép là 0,35 – 0,5mm, được dập theo hình vành khăn, sơn bao phủ và ở phía trong có xẻ rãnh để có thể đặt vừa dây quấn, rồi ghép lại.
  • Dây quấn: Dây quấn Stator thường được làm từ nhôm hoặc đồng và được đặt trong rãnh lõi thép.
  • Vỏ máy: Đây là bộ phận phụ để bao bọc lõi thép, được làm bằng nhôm, gang giúp giữ lõi thép chặt, ở phía dưới là chân đế nhằm bứt vào bệ máy chắc chắn. Hai đầu có 2 nắp đồng chất với vật liệu của vỏ máy và trong nắp này có bạc đạn hay còn gọi là ổ đỡ để đỡ trục quay của rotor.
Cấu tạo motor
Cấu tạo Motor

Phần quay – Rotor

  • Lõi thép: có dạng hình trụ tròn và đặc, được làm từ nhiều lá thép kỹ thuật điện, sau đó ghép lại dập thành hình dĩa và ép chặt. Phần mặt của Rotor có các đường rãnh để lắp dây quấn hoặc các thanh dẫn. Lõi thép với trục quay sẽ được ghép chặt với nhau và để trên vị trí bạc đạn của Stator.
  • Dây quấn: Có 2 loại đó là rotor lồng sóc và rotor dây quấn.

Nguyên lý hoạt động của Motor là gì?

Nguyên lý hoạt động của động cơ dựa trên nguyên tắc của dòng điện xoay chiều. Khi stato được cấp một dòng điện xoay chiều, từ trường quay sẽ được tạo ra và có tốc độ là n = f/p = 60 vòng/phút.

Trong đó:

  • f: Tần số của nguồn xoay chiều
  • p: Số đôi cực của dây quấn Stato
Nguyên lý hoạt động của Motor
Nguyên lý hoạt động của Motor

Trong quá trình quay, từ trường quét qua các thanh dẫn Rotor, tạo ra suất điện động cảm ứng. Các thanh dẫn nằm trong từ trường có dòng điện chạy qua sẽ tương tác với nhau tạo ra lực điện từ. Khi đó, lực điện từ sẽ gây ra các momen quay với các trục rotor và làm rotor quay cùng chiều với từ trường. Hướng quay của rotor dựa theo nguyên tắc bàn tay phải. Ngoài ra, tốc độ quay của Rotor luôn nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường. Hiện tượng này gọi là động cơ không đồng bộ.

Phân loại từng motor chuẩn xác

Động cơ không đồng bộ (Induction motor)

Động cơ không đồng bộ là động cơ điện hoạt động với tốc độ quay của Rotor chậm hơn so với tốc độ quay của từ trường Stator. Ta thường gặp động cơ không đồng bộ Rotor lồng sóc bởi đặc tính hoạt động của nó tốt hơn dạng dây quấn.

  • Vai trò: Chuyển đổi năng lượng thành điện cơ năng và cung cấp momen lực. Với nhiều ưu điểm như khả năng điều khiển dễ dàng, dễ lắp đặt, chi phí thấp, nó được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị công nghiệp hiện đại.
  • Ứng dụng: Máy xịt rửa, máy hút bụi công nghiệp, hỗ trợ các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe…
Induction motor
Induction motor

Động cơ servo (servo motor)

Là động cơ máy móc chuyên dùng để cung cấp cơ năng cho thiết bị, dây chuyền hoặc cơ cấu hoạt động nào đó trong quy trình sản xuất và chế tạo. Động cơ có vai trò cung cấp chuyển động để vận hành các thiết bị máy móc. Trong đó, Driver Servo là bộ phận không thể thiếu để giúp Servo hoạt động.

Các lĩnh vực phổ biến sử dụng động cơ servo bao gồm ngành công nghiệp điện – điện tử, sản xuất thực phẩm và ngành công nghiệp gia công cơ khí.

servo motor
Servo Motor

Động cơ 1 chiều (Brushless)

Brushless là động cơ chuyển mạch bằng điện tử với các nam châm điện dòng DC di chuyển Rotor xung quanh Stator. Động cơ không chổi than có cấu tạo đơn giản, vận hành đơn giản và có công suất lớn.

Động cơ có nhiệm vụ đổi chiều dòng điện trong chuyển động quay của motor.

Có nhiều ứng dụng đa dạng trong đời sống, bao gồm việc sử dụng trong các thiết bị như tivi, đài FM, ổ đĩa DC, máy in – photo, máy công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải và các thiết bị yêu cầu điều khiển tốc độ quay liên tục ở phạm vi rộng.

Brushless
Brushless

Động cơ bước (Step motor)

Động cơ bước hay còn gọi là Step Motor là một loại động cơ điện có nguyên lý và ứng dụng khác biệt với đa số các động cơ điện thông thường. Chúng thực chất là một động cơ đồng bộ dùng để biến đổi các tín hiệu điều khiển dưới dạng các xung điện rời rạc kế tiếp nhau thành các chuyển động góc quay hoặc các chuyển động của rôto có khả năng cố định rôto vào các vị trí cần thiết. (Theo wikipedia)

Ứng dụng nhiều trong ngành Tự động hóa: Điều khiển robot, điều khiển tiêu cự trong các hệ quang học, điều khiển định vị trong các hệ quan trắc, điểu khiển bắt, bám mục tiêu trong các khí tài quan sát, điều khiển lập trình trong các thiết bị gia công cắt gọt, điều khiển các cơ cấu lái phương và chiều trong máy bay…

Ứng dụng trong công nghệ máy tính, động cơ bước được sử dụng cho các loại ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, máy in…

Step motor
Step motor

Ứng dụng của motor trong đời sống

Áp dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, từ công nghiệp nặng đến lĩnh vực công nghệ máy tính và cả trong môi trường gia đình.

  • Dây chuyền chế tạo máy nghiền đá
  • Chế tạo robot
  • Sử dụng trong thiết bị cơ khí để di chuyển hoặc kiểm soát hệ thống
  • Ứng dụng trong các phương tiện vận chuyển, đầu máy xe lửa, stator và rotor của động cơ điện 3 pha.
  • Công nghệ máy tính: ổ cứng, ổ quang…
  • Sinh hoạt gia đình: máy lạnh, điều hoà, quạt điện, máy bơm nước, hút bụi, máy xay sinh tố, đèn pin, máy sấy tóc…

Bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ về khái niệm “Motor là gì” cũng như giới thiệu một số loại động cơ phổ biến được sử dụng ngày nay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại một bình luận dưới đây để chúng tôi có thể giải đáp cho bạn.

Cầu Trục Thới An chuyên tư vấn thiết kế –  sản xuất và lắp đặt trọn bộ các sản phẩm cầu trục, cổng trục, palang chất lượng tốt, giá thành hợp lý. Để được tư vấn kỹ thuật, yêu cầu về báo giá, Quý khách hãy Gọi Ngay cho chúng tôi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Uyen
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay