Quy Trình Bảo Dưỡng Motor – Động Cơ Điện Đúng Cách

Để đảm bảo độ bền lâu nhất cho động cơ điện, người sử dụng không chỉ thành thạo trong việc vận hành đúng theo yêu cầu kỹ thuật mà còn phải thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng động cơ để phòng tránh các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra. Bài viết dưới đây, Cầu Trục Thới An xin hướng dẫn tới bạn đọc quy trình bảo dưỡng motor đơn giản và hiệu quả nhất.

Vì sao cần phải bảo dưỡng động cơ điện?

Khi động cơ đã vận hành được một thời gian dài thì việc bảo dưỡng động cơ là điều cần thiết. Bởi lúc này các bộ phận bên trong động cơ đã bị mài mòn đáng kể, dẫn đến sự giảm hiệu suất và tuổi thọ của động cơ. Để duy trì tuổi thọ và hiệu suất hoạt động tối ưu, việc bảo dưỡng motor định kỳ sẽ giúp tái tạo và nâng cao hiệu suất của động cơ điện cũng như các thiết bị khác, ngăn chặn sự cố và hỏng hóc tiềm ẩn.

quy trình bảo dưỡng motor

Các lỗi thường gặp của motor điện

Các vấn đề sau đây của động cơ điện, nếu không được khắc phục và sửa chữa kịp thời, có thể gây ra hỏng hóc, thậm chí là nguy cơ cháy nổ cho các thiết bị điều khiển liên quan hoặc gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và sinh hoạt.

  • Trong quá trình hoạt động, motor điện bị nóng quá mức
  • Động cơ điện khi chạy phát ra tiếng kêu to
  • Động cơ điện không ổn định, lúc chạy lúc dừng
  • Tụ điện 3 pha không điều khiển được
  • Nguồn điện của motor bị mất pha
  • Motor bị chập điện

>>Xem thêm: Động Cơ Điện 1 Pha – Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động

Quy trình bảo dưỡng động cơ điệncầu trục

Bước 1: Đo kiểm tra điện trở và công suất motor

Động cơ nâng hạ

  • Điện trở cách điện: Nếu điện trở cách điện thấp, sẽ tăng nguy cơ đoản mạch và gây hỏng động cơ. Vì vậy, cần phải đo điện trở cách điện của động cơ ngay sau khi lắp đặt. Điện trở cách điện cần tối thiểu 5 MΩ khi động cơ và phanh nguội ở 30 độ C.
  • Đo công suất motor: Đo dòng điện stato trên cả ba pha trong quá trình nâng hàng ở tải trọng định mức, sau đó so sánh với thông số định mức được cung cấp trên khung động cơ.

quy trình bảo dưỡng motor

Động cơ di chuyển

  • Đo điện trở cách điện: Kiểm tra với 1000 volt mega ohmmeter. Đọc giá trị điện trở sau khi áp dụng điện áp kiểm tra trong một phút. Ở nhiệt độ của cuộn dây lạnh (từ +10 độ C đến +40 độ C), điện trở phải lớn hơn 5 MΩ. Ở nhiệt độ của cuộn dây ấm (lớn hơn +40 độ C), điện trở ít nhất là 1 MΩ.
  • Nếu điện trở đo được thấp hơn tiêu chuẩn quy định, cuộn dây cần được làm khô. Việc làm khô có thể được thực hiện bằng cách đặt động cơ vào một lò sưởi và đảm bảo có sự thông gió tốt (với nhiệt độ khoảng 80 độ C).

Bước 2: Tháo và lắp ráp động cơ điện (Động cơ gắn mặt bích)

Tháo động cơ

  • Ngừng cấp điện cho cầu trục bằng cách cắt cầu dao
  • Ngắt kết nối nguồn điện của động cơ
  • Tháo đĩa lót phanh
  • Vặn các bu lông giữ và tháo tấm đỡ phanh bằng cần gạt để tránh gây hỏng cho cáp cấp nguồn phanh và cuộn dây stato
  • Nới lỏng các bu lông cố định giữa động cơ và vỏ hộp số
  • Gỡ bỏ khung động cơ để thực hiện kiểm tra và sửa chữa
  • Tháo vòng bi để lấy ổ bi ra khỏi hộp số
  • Thay thế phớt dầu và ổ bi khi sửa chữa động cơ

Lắp ráp động cơ

  • Gắn các ổ bi vào hộp số
  • Lắp vòng gioăng để cố định các ổ bi
  • Chèn phớt dầu vào giữa vòng đệm và nắp cuối của động cơ
  • Lắp ráp hệ thống phanh

quy trình bảo dưỡng motor

Bước 3: Chạy thử động cơ điện

Trước khi bắt đầu sử dụng động cơ, cần thực hiện một số kiểm tra bao gồm:

  • Chiều quay: Động cơ di chuyển lắp đặt đối xứng và hoạt động trên các thanh ray đối diện quay ngược chiều nhau. Để thay đổi hướng, có thể đảo ngược hai trong số ba dây dẫn nối với các cực của động cơ.
  • Tiếng ồn: Trong trường hợp có tiếng kêu lớn từ động cơ hoặc nếu kết nối bị sai, cần dừng động cơ ngay lập tức. Nếu nghe thấy tiếng lạch cạch rõ rệt thay vì tiếng vo vo trong ổ trục, điều đó nghĩa là ổ trục đã hỏng và cần phải thay mới.
  • Rung động: Nếu phát hiện rung động vượt quá mức cho phép, hãy kiểm tra cách lắp đặt của động cơ và hộp số. Cũng cần kiểm tra độ thẳng của trục động cơ.
  • Nhiệt độ làm việc: Nhiệt độ tối đa cho phép của cuộn dây được xác định bằng cách đo điện trở của cuộn dây, 120 độ C cho cách điện cấp B và 140 độ C cho cách điện cấp F.
  • Sau thời gian sử dụng dài hạn nên kiểm tra nhiệt độ chạy ba giờ sau khi khởi động động cơ. Hãy cẩn thận khi chạm vào khung stator bằng tay. Nếu cảm thấy khung stator nóng (nhiệt độ trên 50 độ C), bạn nên đo nhiệt độ chính xác bằng nhiệt kế. Nhiệt độ tối đa cho phép của điểm nóng nhất trên phần mở rộng là 130 độ C đối với cách điện cấp B và 150 độ C đối với cách điện cấp F.

Bảo dưỡng động cơ là một phần quan trọng của các hoạt động bảo dưỡng cầu trục. Việc này cần được thực hiện bởi công nhân kỹ thuật hoặc thợ điện có kinh nghiệm. Trong trường hợp đơn vị sử dụng cần sự hỗ trợ từ một bên thứ 3 để thực hiện bảo dưỡng cho động cơ điện hoặc cầu trục, hãy liên hệ tới Cầu Trục Thới An để được tư vấn và báo giá sớm nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Uyen
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay