Cầu trục, cổng trục có chức năng di chuyển, nâng hạ các vật thể trên cao nên rủi ro xảy ra tai nạn rất lớn nếu không đảm bảo các yêu cầu về an toàn. Do đó mà việc thử tải và kiểm định cầu trục cũng yêu cầu khắt khe hơn các thiết bị công nghiệp khác. Vậy quy trình thử tải cầu trục gồm những bước nào? Tất cả sẽ được Thới An giải đáp qua bài viết dưới đây!
Thử tải cầu trục là gì?
Thử tải cầu trục là bước kiểm tra cuối cùng toàn bộ hoạt động của các cơ cấu trong hệ thống cầu trục, hệ thống cung cấp điện, cột đỡ và đường chạy. Nếu hệ thống cầu trục hoạt động ổn định, trơn tru, không có bất kỳ dấu hiệu cong vênh biến dạng nào thì cầu trục đạt yêu cầu và đủ điều kiện cấp phép vận hành và sử dụng.
Tại sao phải thử tải cầu trục?
Cầu trục là thiết bị công nghiệp có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động nên trước khi đưa vào sử dụng cần kiểm định thử tải và kiểm tra định kỳ trong quá trình sử dụng. Việc thử tải cầu trục giúp:
- Phát hiện kịp thời những thiết sót không an toàn hay hư hỏng thiết bị cầu trục để sửa chữa khắc phục nhanh nhất để đảm bảo an toàn cho người lao động.
- Khắc phục được những sai phạm sẽ giúp tận dụng tối đa công suất sử dụng cầu trục.
>>Xem thêm: Dịch Vụ Kiểm Định Cầu Trục Chuyên Nghiệp, Giá Rẻ
Quy trình thử tải cầu trục
Kiểm tra bên ngoài cầu trục
- Kiểm tra toàn bộ cầu trục: các mối hàn, các mối ghép bu-lông, đường ray chạy của cầu trục
- Kiểm tra dầu bôi trơn
- Kiểm tra hệ thống điện của cầu trục
- Kiểm tra kỹ càng các liên kết giữa các cữ chặn an toàn ở hai đầu cuối hành trình chạy dọc
- Kiểm tra công tác giới hạn hành trình của cầu trục
- Kiểm tra, điều chỉnh phanh thắng trên palang và cầu trục
- Bấm thử các nút điều khiển, để cầu trục hoạt động ở trạng thái không tải
- Sau khi hoàn thành các bước điều chỉnh, vận hành không tải, hãy tiến hành thử tải cầu trục ở hai trường hợp dưới đây.
Thử tải tĩnh cầu trục
- Chuẩn bị tải ở mức 125% tải so với quy định, ví dụ: 30 tấn x 125% = 37,5 tấn, đồng thời đặt tải ở khu vực trống nằm giữa khẩu độ nhà xưởng và chuẩn bị dây cáp đầy đủ, chịu đủ tải.
- Đưa hệ thống cầu trục vào vị trí đặt tải
- Di chuyển palang ra chính giữa dầm chính
- Dán thước vào vị trí giữa dầm và sử dụng máy kinh vĩ để ngắm vào thước, lấy số liệu chuẩn ban đầu.
- Nâng 125% tải trọng sử dụng (25 tấn) lên độ cao cách mặt đất 0,2m ở trạng thái tĩnh khoảng 10 phút. Ngắm vào máy kinh vĩ và đọc số liệu thay đổi trên thước để kiểm tra độ võng của dầm chính. Sau đó hạ tải và dùng máy kinh vĩ kiểm tra lại độ biến dạng dư. Nếu độ võng phù hợp với tính toán thiết kế và dầm chính không có biến dạng dư thì cầu trục đạt yêu cầu và số liệu thực tế lúc thử tải sẽ được ghi lại vào hồ sơ lý lịch máy trục.
Thử tải động cầu trục
- Chuẩn bị tải ở mức 110% tải so với quy định, ví dụ: 30 tấn x 110% = 33 tấn
- Nâng hạ tải đột ngột tối thiểu 3 lần để kiểm tra hệ thống phanh của động cơ nâng, nếu quá trình nâng hạ dừng đột ngột mà tải không trôi nghĩa là đã đạt yêu cầu.
- Di chuyển palang mang tải đi qua lại và buông tay đột ngột 3 lần để kiểm tra hệ thống phanh của động cơ di chuyển ngang. Bên cạnh đó, cho palang mang tải đụng 3 lần vào 2 cữ chặn hành trình ngang để kiểm tra sự ổn định của các mối liên kết chống xô ngang.
- Cho hệ thống cầu trục mang tải và di chuyển dọc tới lui, buông tay đột ngột 3 lần để kiểm tra hệ thống phanh của động cơ di chuyển dọc. Đồng thời cho hệ thống cầu trục mang tải đụng 3 lần vào 2 đầu chặn hành trình dọc để kiểm tra sự ổn định của các mối liên kết theo phương dọc.
Để thiết bị nâng hạ cầu trục được vận hành một cách an toàn, hiệu quả và mang lại năng suất lớn thì ngoài việc thực hiện các công tác thử tải cầu trục và kiểm định định kỳ 3 năm/lần thì việc tuân thủ đúng quy trình thử tải cầu trục cũng cần đảm bảo tuyệt đối. Nếu khách hàng cần một đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị nâng hạ hỗ trợ trong việc thực hiện quy trình thử tải cầu trục thì hãy liên hệ với Thới An để được tư vấn kỹ hơn.