Bánh Răng Là Gì? 8 Loại Bánh Răng Phổ Biến Hiện Nay

Trong lĩnh vực công nghiệp, bánh răng được xem là một bộ phận quan trọng để truyền động và đồng bộ hoạt động giữa các bộ phận máy móc. Bánh răng tạo ra sự phối hợp chính xác và nhịp nhàng giữa các bộ phận, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng suất và chất lượng của sản phẩm. Cùng Cầu Trục Thới An tìm hiểu thêm về bánh răng là gì? Các bộ phận của bánh răng? Cũng như điểm mạnh , điểm yếu của chúng.

Bánh răng là gì?

Bánh răng trong tiếng Anh là Gear, đây là một bộ phận cơ khí quay được nhờ nhờ các răng và được sử dụng để truyền mô-men quay. Các răng trên hai bánh răng khớp nhau đều có hình dạng giống nhau.

Hai thông số quan trọng để xác định một bánh răng là bán kính và số răng. Thông thường, chúng được liên kết với các bộ phận khác thông qua trục hoặc đế.

Bánh răng là gì?
Bánh răng là gì?

Kết cấu của bánh răng

Tuỳ vào từng loại máy móc mà thiết kế của bánh răng sẽ khác nhau. Tuy nhiên tất cả các thiết kế bánh răng đều phải tuân theo các quy tắc sau:

  • Bánh răng dạng khối thường có đường kính ngoài nhỏ hơn 150mm
  • Bánh răng dạng khoét lõm thường có đường kính ngoài nhỏ hơn 600mm

Ngoài ra, với đường kính ngoài nhỏ hơn 600mm, bánh răng còn có thiết kế dạng vành riêng bằng thép và kết nối với Moayer.

Các quy tắc trên phải được tuân thủ khi thực hiện gia công bánh răng. Chỉ khi tuân thủ đầy đủ các quy tắc này, máy móc mới có thể hoạt động hiệu quả với năng suất cao.

Các loại bánh răng thông dụng

Bánh răng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực cơ khí và được phân loại thành nhiều loại khác nhau dựa trên cấu trúc và mục đích sử dụng của từng loại. 

Hiện nay, có 8 loại bánh răng phổ biến, bao gồm:

  • Gear hình trụ thẳng: Đây là loại bánh răng phổ biến được sử dụng để điều chỉnh tốc độ trong các tình huống có tốc độ không cao.
Gear hình trụ thẳng
Gear hình trụ thẳng
  • Gear hình trụ xoắn: Bánh răng này hoạt động mượt mà hơn và thích hợp cho các ứng dụng có tốc độ cao hơn. Các răng xoắn kép hoạt động theo hướng ngược nhau để đạt được hiệu suất tốt hơn.
Gear hình trụ xoắn
Gear hình trụ xoắn
  • Bánh răng côn với răng thẳng: Loại bánh răng này được sử dụng khi không cần quay ở tốc độ cao.
Bánh răng côn với răng thẳng
Bánh răng côn với răng thẳng
  • Bánh răng côn với răng xoắn: Loại bánh răng này được sử dụng để hỗ trợ hướng quay ở tốc độ cao hơn.
Bánh răng côn với răng xoắn
Bánh răng côn với răng xoắn
  • Bánh răng trong: Chúng hoạt động giống như bánh răng truyền thống và thường gặp ở bánh răng ăn khớp trong như máy bơm NYP và NCB, được thiết kế đặc biệt để bơm chất lỏng có độ nhớt cao.
Bánh răng trong
Bánh răng trong
  • Bánh răng hành tinh: Loại bánh răng này có một bánh răng lớn đóng vai trò chủ động và các bánh răng khác nhỏ hơn đóng vai trò bị động.
Bánh răng hành tinh
Bánh răng hành tinh
  • Bánh răng dạng sâu: Loại bánh răng này rất phổ biến do khả năng duy trì tốc độ quay ổn định, không gây rung hay tiếng ồn khi hoạt động. Ngoài ra, thiết kế của chúng thường nhỏ gọn.
  • Bánh răng chữ V: Có 2 bánh răng xoắn ghép với nhau, 1 nửa đầu có xoắn theo chiều trái và nửa còn lại xoắn theo chiều phải. Loại bánh răng này hoạt động vô cùng mượt mà.
Bánh răng chữ V
Bánh răng chữ V

Ưu điểm của bánh răng

  • Vận tốc quay của bánh răng không thay đổi
  • Bánh răng có khả năng thay đổi tốc độ quay thông qua hộp số hoặc dây puly.
  • Các loại máy sử dụng bánh răng đạt hiệu quả rất cao.
  • Bánh răng có thể hoạt động ở tốc độ thấp.
  • Được thiết kế với kích thước nhỏ gọn.
  • Khả năng chịu nhiệt và chịu lực tốt.

Nhược điểm của bánh răng

  • Bánh răng cần được lắp đặt gần trục và không nên được lắp xa.
  • Khi bánh răng hoạt động, thường sẽ gây ra tiếng ồn và rung động trong máy móc. Nếu độ ồn và độ rung quá lớn, có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của con người.
  • Bánh răng đòi hỏi việc bôi trơn đều đặn. Vì chúng tiếp xúc và tạo ma sát, việc không bôi trơn đều đặn có thể gây mòn bánh răng, dẫn đến việc phải thay thế và sửa chữa. 
  • Bánh răng thiếu tính linh hoạt và được lắp đặt cố định.

Thông số cơ bản của bánh răng

  • Đường kính đỉnh là đường tròn đi qua đỉnh răng D=m(Z+2)
  • Đường kính đáy là đường tròn đi qua đáy răng Da=m(Z-2.5)
  • Vòng chia (C) là đường tròn 2 bánh răng tiếp xúc với nhau C = m.Z và Số răng nhỏ nhất Zmin = 17
  • Bước răng (P) là độ dài giữa 2 profin của 2 răng kề nhau đo trên vòng chia P = m.π
  • Modun (m) là thông số quan trọng nhất của bánh răng, tất cả các thông số của bánh răng có thể được tính toán dựa trên modun. Công thức tính: m = P/π và giá trị modun thường từ  0.05 đến 100 mm.

Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ có hiểu biết sâu hơn về bánh răng và các thông tin quan trọng, từ đó áp dụng chúng hiệu quả trong quá trình sản xuất thực tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Uyen
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay